Chuyên mục
Ẩm thực

Thưởng thức thịt nướng bánh tráng Hội An

Ngồi bệt trên những bậc tam cấp ngoài vỉa hè dưới bóng mát của giàn hoa giấy, các vị khách du lịch, dù là Việt Nam hay quốc tế, đều thích thú xuýt xoa nếm thử món ngon được bán ngay trên phố thơm lừng.

12h trưa tại Hội An, mọi con phố đều vắng bóng khách qua lại vì cái nắng oi bức và gay gắt đang vào giờ tỏa nhiệt. Các gánh hàng rong đều đã tìm một góc nào đó dưới bóng mát cây xanh đỗ lại. Hàng chè, tàu hũ, tào phớ, sữa đậu nành túm tụm lại trên vỉa hè. Phía cuối phố là hàng thịt nướng đang có khá đông người.

5000 đồng cho một xiên thịt nướng thơm ngon, bạn ăn bao nhiêu thì gọi bấy nhiêu.
5000 đồng cho một xiên thịt nướng thơm ngon, bạn ăn bao nhiêu thì gọi bấy nhiêu.

Hai đôi quang gánh chất đầy rau xanh, bánh tráng, thịt tẩm ướp và xiên sẵn. Một lò than đỏ lửa, hương thơm của thịt nướng theo tay người quạt thơm lừng góc phố. Nhanh tay quạt, đảo thịt nướng, vừa bốc bánh, lấy thêm rau, thêm nước chấm cho khách, miệng người bán hàng vẫn tươi cười không ngừng.

Nước tương màu vàng sậm, thêm lát ớt cay cay và một chút vừng thơm. Món rau xanh mướt với đủ loại xà lách, rau mầm, giá, tía tô và húng chó. Ăn ghém cùng với lát bánh phở cắt vuông vức trắng muốt, những lát chuối xanh chát. Khi cuốn bánh tráng, phải lấy chiếc bánh đa nem, gói cùng với bánh phở, rau xanh và thịt lợn nướng cuộn tròn, chấm với món tương là thành bữa ăn trưa đơn giản mà cực kì ngon miệng.

Thịt nướng thơm lừng cả phố.
Thịt nướng thơm lừng cả phố.

Khách đến ăn đủ mọi thành phần. Người dân địa phương đã quen và thích món ăn nép mình nơi góc phố, khách du lịch vừa ăn vừa xuýt xoa, thi nhau chụp ảnh và đặc biệt những vị khách nước ngoài bởi hiếu kỳ mà ngồi lại nếm thử món ăn vỉa hè.

Quầy hàng cũng đơn giản: vài chiếc ghế nhựa thấp hay bản thân những bậc tam cấp của một ngôi nhà đang khép cửa nghỉ trưa nào đó. Thịt nướng liên tục không kịp nhu cầu của khách. Món ăn ngon miệng và nhiều khi cả nhóm ăn no nê rồi đứng dậy cũng chưa hết 200.000 đồng. Hương thơm thì quyến rũ nên lần nào đến cũng phải tìm hàng thịt nướng để ăn trưa một bữa cho đã thèm.

Một vài chị bán chè đỗ xanh, chè đậu bắp, chè sen, sữa đậu nành, tàu hũ cũng đã có mặt, sẵn sàng phục vụ khách với những thức uống dân dã với giá 5.000 đồng/cốc. Ăn xong có ngay món tráng miệng.

Món ăn được nhiều người dân địa phương yêu thích.
Món ăn được nhiều người dân địa phương yêu thích.

Từ phố Trần Phú cho đến góc đường Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, dễ dàng bắt gặp hàng thịt nướng thơm phức ngon miệng. Nếu bạn chưa ăn thử một lần thì nên ngồi lại. Món ngon dân dã, vừa ăn vừa ngắm phố phường Hội An và du khách bộ hành qua lại. Một nét đẹp rất riêng của thành phố này.

Gợi ý thêm:

Đặc sản Bạc Liêu khó cưỡng

Các đặc sản của Đắk Lắk

Các món ốc rang muối ớt ở Hoàng Quốc Việt

Những ‘tụ điểm’ ăn uống hấp dẫn ở phố Quang Trung- Phần2

Chuyên mục
Ẩm thực

Đặc sản Bạc Liêu khó cưỡng

Bánh củ cải, bún bò cay, bánh tằm bì… là những đặc sản khiến du khách lưu luyến vùng đất của vị công tử “đốt tiền nấu trứng” nổi tiếng.

Bánh củ cải

banh-cu-cai-1_copy_copy
banh-cu-cai-5

Bánh củ cải Bạc Liêu có nguồn gốc của người Hoa. Bánh có vỏ ngoài làm bằng bột mì trắng pha với bột củ cải trắng nghiền nhuyễn, cán mỏng ra như bánh ướt. Nhân bánh gồm tôm khô nhỏ hoặc tép bạc đất lột vỏ, đập dập vừa phải, cùng ít thịt nạc bằm với vài hạt đậu xanh hột hấp. Tất cả được xào chín, nêm nếm vừa ăn, rôi đặt vào phần vỏ bánh, cuốn như cuốn bánh tráng.

Khi dọn ra cho khách, người bán sắp bánh ra đĩa, rưới mỡ hành lên trên. Bánh củ cải dùng kèm với nước mắm pha nhạt với chanh, đường, tỏi, ớt. Bánh củ cải ăn kèm với rau thơm, giấp cá, húng nhủi, húng cây, quế và ít xà lách. Bánh thơm, hăng hăng và đặc biệt ngọt vị của con tôm đất.

Ba khía Bạc Liêu

bakhia
Ba khia (6)

Ba khía là một loại cua theo cách gọi của người Việt, có hình thù giống cua đồng, nhưng nhỏ hơn đôi chút và sống chủ yếu ở vùng nước mặn.

Ba khía là món ăn khá phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của đồng bào Khmer, sau đó người Việt bắc chước và trở thành đặc sản.

Có rất nhiều cách chế biến ba khía nhưng quen thuộc nhất là ba khía muối. Khi dùng, người ta xé nhỏ ba khía rồi trộn đều với đường cát, ớt, tỏi, bột ngọt, nước chanh để tăng vị ngọt của nó. Đôi khi cũng có thể không trộn gia vị. Ba khía muối hấp dẫn thực khách ở cái vị đậm đà khó tả của nó.

Cốn xại, xá bấu

caimuoi
con-bai-xa-bau34247520852013
Xá bấu ngon nhất là khi dùng với cháo trắng.

Cốn xại (cải muối), xá bấu (củ cải muối) là hai món ăn xuất hiện mật độ dày trong các bữa ăn của người Hoa ở Bạc Liêu.

Để có một phần ngon, thì cải làm cốn xại phải thật tươi, non. Đầu tiên, cải được cắt thành miếng nhỏ hoặc để nguyên bắp, rồi đem phơi một nắng cho hơi héo, sau đó đem trộn với muối hột, đường, rượu và củ riềng. Để trong chỗ mát khoảng 2 tuần là có thể thưởng thức.

Cách làm xá bấu đơn giản hơn. Xá bấu mua về chỉ cần rửa sạch, xắt từng cọng nhỏ phơi khô. Lúc muối, chuẩn bị các thứ gia vị như: đường, bột ngũ vị hương, rượu rồi trộn đều với nhau. Khi nào thấy đường tan, thấm hết vào cọng xá bấu là ăn được.

Bún bò cay

bb1_copy
Bún bò cay Bạc Liêu đưa hương với vị cay nồng của sa tế.

Khác với bún bò Huế muốn đưa hương phải có sả và mắm ruốc, bún bò cay Bạc Liêu chỉ gồm hai nguyên liệu chính là thịt bò và sa tế. Điều này tạo cho món ăn có hương vị đặc biệt và cay nồng. Ngoài ra, một tô bún bò cay đúng điệu ngoài hương và vị thì không thể thiếu những lát thịt bò cắt dày và to gần bằng ba ngón tay và một chén muối hột giã với ớt đỏ, có kèm lát chanh.

Bánh tằm bì

tambi
Đĩa bánh tằm bì là sự hài hòa giữa màu sắc và hương vị.

 

Để cho ra món bánh tầm bì hoàn hảo đòi hỏi nhiều công đoạn. Đầu tiên, cách để có được những sợi bánh tằm trắng phau, mềm mịn, người làm bánh phải trải qua hàng loạt công đoạn như trước hết phải xay gạo, lấy bột đem nấu chín rồi cho vào cối ép bằng tay, sau đó đem hấp mới có được những vỉ bánh thơm ngon.

Để có bì ngon, phải chọn da heo và thịt đem luộc trước khi bằm nhỏ thành sợi, mịn và đều, mới trộn chung với thính và ít gia vị. Riêng nước mắm chan phải là thứ nước vừa chua, cay, mặn, ngọt. Rau cho món ăn này nhất thiết phải có xà lách, húng, giá và dưa leo xắt nhỏ. Đặc biệt, một đĩa bánh tằm bì ngon không thể thiếu nước sốt dừa có màu trắng sữa, béo ngậy, thơm đậm, vừa miệng.

Gợi ý thêm:

Các đặc sản của Đắk Lắk

Các món ốc rang muối ớt ở Hoàng Quốc Việt

Những ‘tụ điểm’ ăn uống hấp dẫn ở phố Quang Trung- Phần2

Những ‘tụ điểm’ ăn uống hấp dẫn ở phố Quang Trung- Phần1

Chuyên mục
Ẩm thực

Các đặc sản của Đắk Lắk

Gà nướng sa lửa, gỏi lá, rượu cây… là những đặc sản khiến du khách vấn vương sau một lần ghé thăm thủ phủ cá phê.

Gà nướng sa lửa

gnsl
 Gà nướng sa lửa là một trong các biến tấu của gà nướng Bản Đôn.
ga1-1
 Combo tuyệt vời cho món gà nướng này là cơm lam và muối sả.

Gà nướng sa lửa là một trong những biến tấu của món gà nướng Bản Đôn. Nguyên liệu chính là những con gà ta chính hiệu cùng cách chế biến nướng trên lửa than. Khách cũng chấm gà với muối ớt hoặc muối sả. Tuy nhiên, gà nướng sa lửa dùng kẹp tre thay vỉ nướng. Bên cạnh đó,  gà không được tẩm ướp hay trước khi nướng. Cách nướng này khiến thịt gà thơm hơn, chắc hơn và vẫn giữ nguyên vị ngọt của thịt.

Gỏi lá

goi1
goila-1

Với sự hiện diện của hơn 40 loại lá rừng khác nhau, người ta gọi món ăn này là gỏi lá song nếu xét về cách thưởng thức là kẹp đủ các loại lá, bỏ vào đó thịt, tôm, da heo và các gia vị như tiêu nguyên hạt, muối hạt, ớt cay xanh… sau đó chấm với nước dùng, nói món ăn này thuộc họ cuốn chấm sẽ chính xác hơn.

Ngoài cái đặc biệt của việc hơn 40 loại lá cây tham gia vào món ăn, nước chấm của gỏi lá được làm từ hèm rượu, được khử qua dầu ăn, lẫn cùng trứng vịt thành loại nước chấm sền sệt. Món ăn có hương vị khá lạ.

Lẩu lá rừng

lau-la-rung2

Gọi là lẩu song lẩu rau rừng giống món canh hơn, với 10 loại lá rừng được chọn lọc nấu cùng tôm khô hoặc thịt các loại.

Món “lẩu” lá rừng này được chế biến đầu tiên bởi những người dân tộc Ê đê khi phải đối diện với cuộc sống khó khăn. Để có thức ăn hàng ngày, họ đã vào rừng để hái những loại lá khác nhau về nấu canh. Trải qua thời gian, “lẩu” lá rừng đã trở thành món đặc sản của người dân tộc bản địa và du khách.

Thịt nai

naikho

Thịt nai tươi khác thịt bò ở chỗ ít gân, mỡ màu trắng ngà, mềm hơn cả thịt bê non. Nai được chế biến thành nhiều món như nai xào làn, nai nhúng giấm, nai lúc lắc, sườn nai rán, cháo bao tử…

Bạn có thể thưởng thức món thịt nai tại nhà hàng đặc sản tại trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Giá cả khá mềm và chất lượng ổn.

Rượu cây

6-ruou-cay

Xét về cách ủ, lên men, rượu cây không khắc biệt với các loại rượu khác của Tây Nguyên. Điểm đặc biệt của loại rượu này là tên gọi xuất phát từ thói quen uống rượu dưới gốc cây cùng tập tục lang thang trong rừng sâu của người Bahnar, Xê Đăng, Jrai… trong tháng Ninh Nơng (tháng sau khi kết thúc mùa rẫy).

Dù không phải thật sự là loại rượu đặc sắc, song cái thú nhắm rượu cùng các món thịt rừng nướng nóng hôi hổi trong cái mát mẻ, hoang sơ tại một gốc cây nào đó trong rừng sâu sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời.

Chuyên mục
Ẩm thực

Quán chè ngon cho ngày hè Sài Gòn

Dù nắng gắt hay mưa kéo dài, người Sài Gòn vẫn không bỏ qua cái thú vừa thưởng thức những ly chè ngon nhiều màu sắc vừa trò chuyện với bạn bè.

Chè khúc bạch Coconut & Pumpkin

Chè khúc bạch
Chè khúc bạch

Coconut & Pumpkin là một trong những quán chè có thâm niên của Sài Gòn. Các món được yêu thích của quán gồm rau câu dừa, rau câu dừa bí đỏ và bánh flan bí đỏ… Gần đây là những món chè khúc bạch với các vị dâu, tiramisu, trà xanh, truyền thống…

Địa chỉ: 85 Châu Văn Liêm, Q. 5.

Chè mâm

Chè mâm
Chè mâm

Điểm đặc biệt là quán không chỉ bán riêng từng món chè như những nơi khác mà bạn có thể gọi hẳn một mâm với 12 chén chè đủ loại. Một mâm khá nhiều song những chén chè ba bà, chè khoai môn, chè đậu đen cốt dừa, chè trôi nước, chè táo xoạn…  nhiều màu sắc, nóng hổi đựng dầy mê quyến rũ sẽ giúp bạn “chiến đấu” không biết mệt.

Địa chỉ: Bên hông chung cư Sư Vạn Hạnh, gần góc đường Sư Vạn Hạnh – Nguyễn Chí Thanh. Quán bắt đầu phục vụ tầm 4-5h chiều.

Chè Thái Ý Phương

Chè Thái Ý Phương
Chè Thái Ý Phương

Sài Gòn có rất nhiều quán chè Thái nhưng vài năm gần đây, nhắc đến món giải nhiệt này, thực khách nhớ nhay đến Ý Phương, quán chè Thái có số khách khủng vào mỗi chiều và tối. Lượng khách đến quán đông đến nỗi không ít khách sau khi “mỏi mòn” trong việc “săn” chỗ ngồi, nay đã chuyển sang hình thức mua về.

Địa chỉ: Số 380 Nguyễn Tri Phương, Q. 10.

Chè Thanh Tâm

Chè Thanh Tâm
Chè Thanh Tâm

Chè Thanh Tâm là một trong những quán chè người Hoa nổi tiếng ở Sài Gòn. Quán có nhiều món ngon như hột gà trà, đậu hũ thập cẩm, chè Thái, bo bo tàu hũ ki, hạnh nhân, chè bạch quả, cao qui linh, tuyết nhĩ tiềm, củ năng, củ sen… Ngoài tác dụng giải nhiệt, các món chè Hoa còn nổi tiếng tốt cho sức khỏe và thanh lọc cơ thể.

Địa chỉ: Số 28 Phan Văn Trị, P. 7, Q. 5 và số 98 Bùi Hữu Nghĩa, P. 7, Q. 5.

Chè Vui

Chè Vui
Chè Vui

Ngoài những món chè Hoa đặc trưng như chè củ năng, trà trứng, mè đen, hạt sen bobo, đậu hũ ky, đậu hũ hạnh nhân, sâm bổ lượng, chè ngũ phúc… Chè Vui còn có nhiều món chè lạ như pudding 3 màu, trứng gà chưng, củ năng trứng… Đây là một trong những quán chè được đánh giá ngon, rẻ của Sài Gòn. Tuy nhiên điểm trừ của quán là không gian không đẹp.

Địa chỉ: Số 63 Phó Cơ Điều, P. 12, Q. 5.

Chè Kỳ Đồng

Chè Kỳ Đồng
Chè Kỳ Đồng

Quán chè Kỳ Đồng có thâm niên 20 năm và nổi tiếng với các món chè như chè thập cẩm, chè củ năng đậu xanh, thạch đậu xanh, thạch dừa, chè Thái, trái vải… Bên cạnh các món chè, quán cũng phục vụ hàng loạt món ăn vặt thích hợp với mọi đối tượng như súp cua, xôi mặn, xôi xiêm, bánh bèo, bánh bột lọc, bánh thập cẩm…

Địa chỉ: 153/7 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3.

Chè Campuchia trong chợ Lê Hồng Phong

che-c

Độc đáo nhất trong danh sách những món chè của xứ chùa tháp tại đây là món chè bí chưng, tiếng Campuchia gọi là num-à-pơi với vị béo, mềm, hương thơm đặc trưng. Điểm đặc biệt là tất cả các nguyên liệu cho món chè được mua từ Campuchia nên món chè luôn thống nhất về mùi vị với bản gốc của đất nước này.

Địa chỉ: Chợ Lê Hồng Phong, hẻm 374 Lê Hồng Phong, P. 1, Q. 10.

Quán chè nóng vỉa hè Lý Chính Thắng

che1

Gọi là chè nóng không phải vì các loại chè bốc khói nóng hổi, đơn giản vì món chè ở đây không ăn chung với đá. Do được nấu với độ ngọt vừa phải nên dù không thưởng thức chung với đá, món chè cũng không mang đến cảm giác ngán ngấy.

Tùy khẩu vị của từng người mà chọn loại chè thích hợp. Song bán chạy nhất ở quán là các chè khoai môn nước cốt dừa, chè trôi nước, chè thưng, chè đậu xanh…

Địa chỉ: Quán vỉa hè trước số nhà 50 Lý Chính Thắng, P. 7, Q. 3. Quán bán từ 20h.

Chè Mỹ

Chè Mỹ
Chè Mỹ

Mới nhìn qua về màu sắc, nguyên liệu, không ít thực khách cho rằng chè Mỹ là bản sao của chè Thái. Song nếu thưởng thức, bạn sẽ dễ dàng nhận ra hai điểm khác biệt. Đó là chè Mỹ không có cái béo, bùi, thơm của sầu riêng hay vị ngọt gắt của chè Thái mà ngọt nhẹ, béo thơm của Ice cream.

Địa chỉ: 119 Nguyễn Thái Học, Q. 1 và 591 Nguyễn Thị Thập, P. Tân Phong, Q. 7.

Chè Nhật ở MOF

Chè Nhật
Chè Nhật

Điểm khác biệt của chè Nhật là những hạt đậu được hầm mềm đến độ như tan trên đầu lưỡi kết đôi cùng phần nước chè sền sệt như sốt có vị ngọt gắt của đường, vị béo thơm của sữa cùng hương thơm nồng của gia vị tạo mùi đặc biệt.

Địa chỉ: các chi nhánh của MOF.

Chuyên mục
Ẩm thực

Gà om xì dầu ngon tuyệt

Thịt gà om xì dầu béo mềm, thấm đẫm trong nước gà om sánh mượt lại nghe thoang thoảng mùi tiêu xay và hành lá thật hấp dẫn.

Nguyên liệu:

2-36

Bạn cần những nguyên liệu sau để làm món gà om xì dầu:

– 1 nửa con gà nhỏ

– Vài tép tỏi và cây hành lá

– Gia vị: 1 muỗng canh rượu vang; 1 muỗng canh xì dầu; 1 muỗng canh đường.

Thực hiện:

3-23

Gà rửa sạch, cắt thành miếng vuông vừa ăn.Cho gà vào bát, thêm tỏi băm nhỏ, đầu hành trắng, rượu vang, nước tương, trộn đều và ướp trong 30 phút cho gà ngấm vị.5-17Đun nóng chút dầu trong chảo, trút gà vào xào đều.Khi thịt gà hơi săn lại, bạn đổ vào 1 bát con nước, thêm 1 muỗng canh đường và trút nốt phần nước ướp thịt còn thừa lại trong bát vào nồi. Khi nước gà sôi, đậy kín vung và hạ lửa để đun liu riu trong khoảng 30 – 40 phút cho thịt gà chín mềm.7-12Khi nước đã gần cạn, bạn tắt bếp, múc gà ra đĩa rồi rắc ít hành lá thái nhỏ và tiêu xay lên trên.

Món gà om xì dầu có hương vị rất thơm ngon, không chỉ vì thịt gà được tẩm ướp lâu trước khi chế biến mà còn nhờ thời gian om lâu, kỹ giúp thịt gà thấm vị vô cùng đậm đà. Thịt gà béo mềm, thấm đẫm trong nước gà om sánh mượt lại nghe thoang thoảng mùi tiêu xay và hành lá hấp dẫn. Món gà om này khá tốn cơm nên các mẹ nhớ nấu nhiều cơm hơn một chút cho “thỏa miệng”.

Gợi ý:

Món ngon Quảng Trị

Bún khô hấp dẫn của Sài Gòn

Măng hầm giò heo

Chuyên mục
Ẩm thực

Món ngon Quảng Trị

Các đặc sản vùng đất lửa phải chắt chiu từ thiên nhiên khắc nghiệt nhất, chính bởi thế nên hương vị chẳng thể quên.

Thịt trâu lá trơng
Món ăn mang tên hai nguyên liệu chính làm nên sự đặc biệt: thịt trâu và lá trơng (trơơng). Thịt trâu vốn bổ dưỡng, chữa được nhiều bệnh như đau lưng, phù chân, phong thấp… Thậm chí có người còn cho rằng nó tốt hơn thịt bò. Chính vì thế, nơi nào cũng có cách chế biến thịt trâu nhưng dám chắc rằng không đâu có vị như ở Quảng Trị này.

Sự kết hợp giữa thịt trâu non và loại là rừng mọc hoang khắp Quảng Trị đem lại mùi thơm cay rất đặc trưng của món ăn. Có 2 món chính được khách ưa chuộng nhất là thịt trâu lá trơng nướng và thịt trâu xào lá trơng. Người thích vị ngọt mềm, thơm nưng nức của thịt trâu còn nguyên vị thì gọi thịt nướng ăn với rau cải, tiêu ớt xanh và nước tương pha tương ớt. Người muốn đậm đà nhiều vị hơn thì gọi thịt xào vừa chín tới. Món nào cũng thơm ngon vô cùng. Đặc biệt thịt trâu lá trơng mà ăn vào những ngày mưa lạnh thì tuyệt.

1-39

Thịt trâu ngọt và lá trơng thơm, ăn một lần rồi nhớ mãi.

Bánh bột lọc

Thứ bánh rẻ tiền, nguyên liệu dễ tìm, chẳng có gì đặc biệt nhưng lại mang hương vị riêng biệt – là một trong những món ngon Quảng Trị. Bánh làm từ củ sắn mài nho nhỏ với nhân bên trong có thể là thịt lợn, thịt gà, tôm, đậu xanh…

bánh bột lộc
bánh bột lộc

Bánh bột lọc mềm ngon như đôi môi người con gái.

Nổi tiếng nhất ở Quảng Trị là bánh lọc Mỹ Chánh. Vỏ bánh không bị chua hay nồng mà rất thanh. Nhìn từng chiếc bánh nhỏ xinh, trong suốt để lộ hình tôm đỏ hồng bên trong hấp dẫn không tả. Bánh bột lọc làm nhanh, ăn cũng lẹ. Cứ thế bóc vỏ ra, cầm bằng tay không chấm vào bát nước mắm pha nhạt, cho vào miệng cắn một phát hết nửa cái bánh. Ngon lắm!

Lòng sả

Lòng sả là một trong những món ngon Quảng Trị. Nghe tên có vẻ lạ lẫm nhưng cách làm lại khiến người ta liên tưởng đến cháo lòng của người miền Bắc. Tiết heo hoặc tiết vịt được đánh tan vụn, đổ nước vào, nấu chung với gạo rang, đậu xanh cho nhừ. Lòng heo hoặc vịt được làm sạch, cắt miếng vừa ăn rồi thả vào nồi đang đun, sôi lần nữa là ăn được.

Lòng sả
Lòng sả

Lòng sả ăn ngày mưa và khi bị cảm là bắt đúng bệnh.

Tuy nhiên, lòng sả cho rất nhiều ớt, ăn cay xé lòng, tê lưỡi. Người dân Quảng Trị thường chọn lòng sả những khi trời mưa để ấm lòng. Hoặc mỗi khi người cảm mạo, cần ra mồ hôi thì lòng sả là phương thức diệu kỳ, tác dụng không kém cháo hành tía tô. Múc bát lòng sả ra, cho thêm tiêu, rau mùi rồi xì xụp thì tỉnh cả người, bao nhiêu mệt mỏi tan biến hết.

Cháo vạt giường

Gọi là cháo nhưng lại không phải là cháo như bình thường. Cháo bột Quảng Trị nấu bằng sợi bột gạo với cá lóc. Dân địa phương thì gọi là cháo cá, còn người phương xa đến thì hay nhắc đến nó với cái tên cháo vạt giường.

Cháo vạt giường
Cháo vạt giường

Cháo vạt giường làm từ bột gạo và cá lóc khác tất cả các món cháo nấu từ hạt gạo miền Bắc.

Ghé vào quán nhỏ ven đường, gọi một bát cháo vào bất cứ mùa nào trong năm, bạn đều hài lòng. Ở đây không có khái niệm cháo nóng chỉ ăn mùa lạnh. Ngay giữa trưa, nắng đổ lửa, người Quảng Trị vẫn xì xụp tay thìa tay đũa với món cháo vạt giường như thường.

Một nhúm sợi vạt giường, chút cá lóc thơm, thêm hành ngò, ớt tươi và đổ nước dùng vào, thế là cháo đã sẵn sàng chờ khách thưởng thức. Một lần nữa vị cay nóng mặt, bỏng lưỡi của ớt chỉ thiên xứ này lại khiến món ăn trở nên khó quên hơn bao giờ hết. Khách không quen, vừa hít hà nóng, vừa sụt sịt cay, nhưng lại vừa tới tấp gắp gắp múc múc ăn hết miếng này đến miếng khác.

Bánh khoái

Bánh khoái – một món ngon Quảng Trị – được làm từ bột gạo, có chỗ cho thêm nấm rơm, hải sản, tuy nhiên, phổ biến nhất thì chỉ đơn giản với nhân tôm thịt giá đậu mà thôi. Bành khoái nhỏ nhắn bằng bàn tay,  vừa ăn, vỏ bánh dày và giòn rụm.

Bánh khoái
Bánh khoái

Bánh khoái nhỏ, giòn và dày hơn bánh xèo miền Trung.

Điểm quan trọng không thể thiếu khi ăn bánh khoái là các loại rau kèm và nước chấm. Rau thì tùy từng nơi, dù thế nào cũng đủ các loại chính: cải non, chuối chát và trái vả xắt lát. Còn nước chấm, mà người Quảng Trị gọi là “nước lèo” mới thật hấp dẫn. Chế biến theo công thức riêng từ ruốc, gan và nạc heo xay nhuyễn, lạc vừng giã nhỏ, tỏi, ớt bột… nêm nếm khéo léo, thứ nước chấm này làm cho bánh khoái thật sự tròn vị.

Sài Gòn không thiếu bánh khoái, nhưng trái vả và cái vị riêng nước chấm thì chỉ có về Quảng Trị mới được hưởng trọn vẹn mà thôi.

Bún hến Mai Xá

Bún Hến Mai Xá là một đặc sản của làng Mai Xá (Gio Mai, Gio Linh, Quảng Trị). Gọi là bún hến nhưng ngon nổi tiếng lại do chắt chắt, một loài thuộc họ hến nhưng nhỏ và mảu đậm hơn. Vì nhìn ngoài, 2 loại này khá giống nhau nên người ta ăn bún chắt chắt mà lại cứ ngỡ mình ăn bún hến.

Bún hến Mai Xá
Bún hến Mai Xá

Bún hến Mai Xá ngon, rẻ, thanh đạm.

Chắt chắt phi thơm hành, gia vị đến săn lại rồi đổ nước vào, thêm vài miếng gừng là xong nồi nước dùng ngon lành, ít béo, lại rẻ tiền. Cho bún vào tô, nhón thêm nhúm rau thơm, ngò lên trên và chan nước dùng vừa làm.

Khi ăn, giã thêm chén muối ớt tươi cùng gừng, sao cho thật cay, thật nhuyễn để bên cạnh thưởng thức chung mới thật ra đúng món Quảng Trị. Đảm bảo bún hến khắp nơi không đâu giống đây.

Bánh ướt Phương Lang

Bánh ướt Quảng Trị ở Phương Lang ngon đến nỗi biến nó thành một làng nghề. Không chỉ thân thuộc với người dân bản xứ, nó còn khiến du khách nao nao lúc nghĩ về. Bánh ướt Phương Lang có các công đoạn làm giống nhiều địa phương khác, nhưng cách ăn thì mang nét riêng không trộn lẫn.

Bánh ướt Phương Lang
Bánh ướt Phương Lang

Bánh ướt Phương Lang xứng danh làng nghề hơn nửa thế kỉ nay.

Ăn cùng với bánh ướt là rau sống và không thể thiếu đó là thịt heo luộc. Thịt heo luộc ăn kèm phải là loại thịt nhiều nạc, mỡ giòn. Nước chấm pha từ mắm nhĩ ngon với tương ớt, ớt tươi tạo thành vị đậm đà rất riêng. Toàn những nguyên liệu rẻ tiền nhưng khi kết hợp với nhau, món bánh ướt Phương Lang cứ khiến người ăn thấy mê mẩn.

Quảng Trị toàn món rẻ tiền, dân giã nhưng lạ và đặc trưng nên khách đến một lần, thử ăn rồi thì rất dễ nhận ra chất Quảng Trị khi du lịch và thưởng thức, so sánh với ẩm thực các vùng khác. Mong rằng thời gian và sự hòa nhập không làm mất đi vị riêng của đặc sản xứ này.

Gợi ý:

Những quán bánh tráng trộn hút khách ở Hà Nội

Bún khô hấp dẫn của Sài Gòn

Măng hầm giò heo

Chuyên mục
Ẩm thực

Măng hầm giò heo

Ngày xưa, măng hầm giò heo thường chỉ nấu vào dịp Tết nhưng bây giờ bạn có thể nấu quanh năm vì măng khô luôn có sẵn, măng khô khi ninh kỹ sẽ hút hết chất béo trong giò heo hiệu quả.

* Nguyên liệu:
– Chân giò: 1 cái
– Măng lưỡi lợn: 300g
– Mộc nhĩ khô: 100g
– Hành lá, gia vị

 Manggioheo2
Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Làm món bánh bao sữa

thế giới ốc hấp dẫn của Sài Gòn

* Cách làm:
– Chân giò rửa sạch, chặt khúc. Hầm với nước, 1 ít muối và 2 củ hành tím.
– Chọn măng lưỡi lợn trong siêu thị đã được làm sạch và đóng gói để tiết kiệm thời gian ngâm. Cắt măng làm hai, vắt ráo nước.
– Mộc nhĩ ngâm nước sôi cho mềm, cắt phần gốc, rửa sạch.
– Chân giò hầm khoảng 15 phút thì cho măng vào. Hầm tiếp tới khi chín mềm thì nêm gia vị.
– Cho tiếp mộc nhĩ vào, đợi sôi lại, cho hành lá rồi tắt bếp.

Chuyên mục
Ẩm thực

Làm món bánh bao sữa

Còn gọi là bánh bao cadé; bánh bao nhân ngọt. Thích hợp cho trẻ em hoặc những người cần tăng cân.

+Danh sách các hãng Xe Khách uy tín:

button Xe Khách mai Linh Xe Khách Phượng Hoàng Xe Khách Phương Trang Xe Khách Thành Bưởi Xe Khách Hoàng Long kumho samco Hãng Xe Khác 

– Xem giá vé xe Phương Trang tại đây.

* Nguyên liệu:

Vỏ

– 200g bột mì
– 1 muỗng súp đường cát vàng
– 1 muỗng súp mỡ hoặc dầu ăn
– 70g nước lạnh
– 2 muỗng cà phê bột nổi
– 1 muỗng súp rưỡi nước ấm
– 1 muỗng cà phê đường

Nhân

– lấy lòng đỏ 3 trứng vịt hoặc trứng gà
– 250g đường cát
– 2 muỗng súp coconut milk
– 2 muỗng súp bột mì
– 1 ống va ni
– 3 muỗng súp dấm trắng để hấp bánh

bánh bao sữa
bánh bao sữa

thế giới ốc hấp dẫn của Sài Gòn

Những món quà vặt nóng hổi

* Cách Làm:

– Cho nước ấm và đường vào chén, quậy tan. Rồi cho tiếp bột nổi vào quậy đều. Đậy chén lại, để cạnh bếp lửa đang nấu hay phơi nắng trong 15 phút cho bột nổi lên độ 2/3 chén là được.

– Rây bột mì nổi xuống bàn, khoét 1 lổ ở giữa như trộn hồ, cho đường cát vàng, mỡ và chén bột nổi vào. Trộn đều, rưới nước lạnh từ từ cho đến khi bột vừa cán là được. Nhồi bột cho thật mịn trong 15 phút. Cho bột vào thau, dùng khăn the đậy bột lại, để cạnh bếp lửa hoặc ngoài nắng ủ trong 2 giờ cho bột dậy.

– Chia bột ra nhiều phần, vo tròn, cán mỏng thành đường kính cỡ 10cm. Cho nhân vào giữa miếng bột, gấp mép lại. Lót giấy phía dưới. Hấp 15 phút.